Ghi chú Pedro_I_của_Brasil

  1. Pedro I được gọi là "Người Giải phóng" ở Brasil vì vai trò của ông đối với nền độc lập của quốc gia này.(Viana 1994, tr. 252) Ông lại được gọi là "Người Giải phóng" ở Bồ Đào Nha, cũng như "Vua chiến sĩ". Cả hai từ này được dùng để nói về vai trò của ông trong cuộc chiến với người em ruột, Dom Miguel I.(Saraiva 2001, tr. 378)
  2. Theo hai tài liệu dẫn chứng, đề cập về cái mà Hoàng tử Dom Pedro bước lên ngày 7 tháng 9 năm 1822, của Father Belquior Pinheiro de Oliveira ngày 7 tháng 9 năm 1826 và của Manuel Marcondes de Oliveira e Melo (sau là Nam tước Pindamonhangaba) ngày 14 tháng 4 năm 1862, cả hai đều ghi rằng besta baia (một loài thú sắc hồng) (Costa 1972, Vol 295, tr. 74, 80). Theo tác phẩm xuất bản năm 1853 dựa theo cuộc phỏng vấn với một nhân chứng khác, Đại tá Antônio Leite Pereira da Gama Lobo, sử Paulo Antônio do Vale nói rằng nó là "zaino" (ngựa sắc hồng) (Costa 1972, Vol 295, tr. 75, 80). Những mô tả được dùng, "con thú sắc hồng" hay "ngựa sắc hồng", đều là cái nhìn một cách thoáng qua, cả hai đều tương tự và hết sức mơ hồ. Ở Bồ Đào Nha, cũng như ở Anh, từ 'besta' có nghĩa là một loài động vật có vú khác người có bốn chân to. Tuy nhiên, trước kia ở Brasil từ này cũng có nghĩa là "ngựa" (một con ngựa cái) theo như những quyển từ điển xuất bản năm 1946 (Freira 1946, tr. 1022) và 1968 (Carvalho 1968, tr. 158), mặc dù cách gọi này đã biến mất, ngoại trừ miền đông bắcnorthern Brasil (Houaiss & Villar 2009, tr. 281). Từ besta có nghĩa là ngựa vẫn được dùng ở Bồ Đào Nha (Dicionários Editora 1997, tr. 205). Do đó, việc mô tả "ngựa sắc hồng" mà không nói về giới tính và "thú sắc hồng (cái)" thực tế trùng hợp. Hai trong số những người viết tiểu sử của Pedro, Pedro Calmon (Calmon 1975, tr. 97) và Neill Macaulay (Macaulay 1986, tr. 125) xác định con ngựa của ông là ngựa sắc hồng. Pedro, một kị sĩ xuất sắc và trung bình đi ngựa 108 km mỗi ngày, có thể cưỡi loài động vật này từ São Paulo về thủ đô Rio de Janeiro chỉ trong năm ngày, bỏ lại những người cận vệ và đoàn tùy tùng ở phía sau (Costa 1972, Vol 295, tr. 131). Francisco Gomes da Silva, "the Buffoon", người đến thứ hai, tụt lại phía sau hoàng tử đến khoảng 8 tiếng đồng hồ (Costa 1972, Vol 295, tr. 133).
  3. Pedro I không chỉ từ bỏ ngôi vua ở Bồ Đào Nha và Brasil. Ông cũng từng nhận được lời đề nghị lên ngôi vương của chính phủ Hy Lạp vào tháng 4 năm 1822 (khi ông còn là Hoàng tử Nhiếp chính) sau phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau khi Pedro I từ chối, người ta tôn Otto xứ Bayern lên ngôi Vua của Hy Lạp (Costa 1995, tr. 172–173). Pedro I cũng từ chối lời mời lên ngai vàng Tây Ban Nha hai lần vào các năm 18261829 của những người Cách mạng khi họ khởi nghĩa chống lại nền thống trị chuyên chế của cữu phụ ông, Don Fernando VII. Giới Tự do ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào năm 1830 từng bàn bạc với nhau và có ý lập Pedro I làm "Hoàng đế của Iberia". Dường như ông cũng từ chối đề nghị này, bởi vì danh hiệu đó về sau không ai nhắc đến nữa (Costa 1995, tr. 195–197). Nhà sử học người Brasil Sérgio Corrêa da Costa và nhà sử học Bồ Đào Nha Antônio Sardinha tuy không có nhiều bằng chứng, cũng có lập luận rằng một trong những nguyên nhân khiến Pedro I thoái vị ở Brasil là nhằm rảnh tay để phế truất cả cậu và em trai để trở thành hoàng đế thống trị toàn bộ Bán đảo Iberia (Costa 1995, tr. 197, 199).
  4. Theo như tin đồn thì Pedro I đã đá vào cái bụng bầu của Maria Leopoldina trong cơn cãi vã kịch liệt. Cuộc tranh cãi này được chứng kiến bởi Domitila de CastroWenzel Philipp Leopold, Nam tước von Mareschal, sau đó người này phục vụ dưới quyền phụ thân của Maria Leopoldina làm đại sứ Áo tại Brasil. Mareschal là nhân chứng duy nhất về những việc đã xảy ra. Theo ông, cặp đôi đã cãi vả quyết liệt và lời qua tiếng lại với nhau, nhưng ông đề cập gì đến việc bạo lực (Rangel 1928, tr. 162–163; Calmon 1975, tr. 14–15; Costa 1995, tr. 86). Sử gia Alberto Rangel (Rangel 1928, tr. 163), Pedro Calmon (Calmon 1950, tr. 137; Calmon 1975, tr. 14), Otávio Tarquínio de Sousa (Sousa 1972, Vol 2, tr. 242), Sérgio Corrêa da Costa (Costa 1995, tr. 86) và Roderick J. Barman (Barman 1999, tr. 17) bác bỏ khả năng Pedro I đã gây ra cái chết cho vợ mình và cho rằng mọi việc chỉ dừng lại ở những tiếng cãi lộn. Khám nghiệm tử thi đã kết luận Maria Leopoldina chết vì nguyên nhân tự nhiên.(Tavares 2013) Tuy nhiên, cuối năm 1831, những lời đồn đoán không hay về Pedro và cái chết của vợ ông vẫn còn bị người ta bàn tán, nhưng những cáo buộc đó không có cơ sở nảo (Sousa 1972, Vol 2, tr. 242). Barman phân tích rằng cái chết của Maria Leopoldina đã tước đi hết mọi hình ảnh tốt đẹp của Pedro I ở "ở cả trong và ngoài nước" (Barman 1988, tr. 147).
  5. Pedro đưa ra hai yêu cầu cho José Bonifácio, người giám hộ của các con ông: "Trước tiên hãy giữ cho ta một ít tóc đẹp của nó; thứ hai là để nó trong tu viện Nossa Senhora da Ajuda [Our Lady of Good Aid] cùng chỗ với nơi mà người mẹ tốt của nó, Leopoldina của ta, người mà ta vẫn còn rơi nước mắt khi nhớ đến... Ta yêu cầu ngươi với tư cách của một người cha, một người cha đáng thương, hãy cho ta được đích thân đến ôm nó và đặt nó bên cạnh di thể của mẹ nó và cầu nguyện cho cả hai" (Santos 2011, tr. 29).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pedro_I_của_Brasil //nla.gov.au/anbd.aut-an49784564 http://noticias.uol.com.br/ciencia/ultimas-noticia... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb12173735c http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb12173735c http://www.idref.fr/059713453 http://id.loc.gov/authorities/names/n50008778 http://d-nb.info/gnd/118983318